Lập sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.

Tư vấn đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.

Lập sổ chủ nguồn chất thải nguy hại, là một trong những hồ sơ quan trọng đối với các doanh nghiệp có thải ra chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Do đó đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh có chất thải nguy hại đều phải đăng ký theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại giúp các cơ quan quản lý về môi trường nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp và quy trình xử lý chất thải nguy hại tại doanh nghiệp đó đảm bảo tuân thủ quy định trong thông tư 12/2011/TT- BTNMT. Nếu có sự cố xảy ra có thể giải quyết trong thời gian ngắn nhất, giảm những tác động xấu đến môi trường do chất thải nguy hại gây ra.

    Đối tượng đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.

+ Cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc phát sinh chất thải nguy hại, quản lý chất thải nguy hại trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Không áp dụng đối với chất thải phóng xạ; chất thải ở thể hơi và khí; nước thải phát sinh nội bộ trong khuôn viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được xử lý tại công trình xử lý nước thải của cơ sở hoặc khu đó.
+ Chủ nguồn thải CTNH phải đăng ký cấp lại sổ chủ nguồn chất thải nguy hại được quy định tại Khoản 4 Điều 16 thông tư số 12/2011/TT-BTNMT.
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 được quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006
+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
+ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại.

    Thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.

+ Khảo sát tình hình hoạt động, quy mô sản suất, hiện trạng môi trường tại cơ sở.
+ Xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất.
+ Xác định nguồn và khối lượng chất thải, mã đăng ký của chất thải nguy hại và các loại chất thải khác phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
+ Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại.
Xây dựng các biện pháp, quy trình phòng ngừa ứng phó khẩn cấp sự cố do chất thải nguy hại gây ra.
– Tiến hành lập hồ sơ xin cấp sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.
+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ – Sở Tài nguyên và Môi trường. Bộ phận tiếp nhận viết phiếu tiếp nhận hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu sở tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp sổ, Sở Tài
nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho cá nhân, tổ chức biết lý do không thể cấp sổ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp sổ, Sở Tài nguyên môi trường ra quyết định cấp sổ.
+ Cá nhân, tổ chức đến Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ để nhận Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.

 – Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo mẫu tại phụ lục 1A, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Bản sao quyết định thành lập cơ sở hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Tất cả giấy tờ phải được chủ nguồn thải đóng dấu xác nhận.
– Số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại lập 2 bộ hồ sơ. Hồ sơ đóng thành quyển có danh mục kèm theo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *