Tư vấn xây dựng hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp Fenton.
Nước thải dệt nhuộm là loại nước thải khó xử lý, nhiệt độ cao, lượng BOD lớn, đặc biệt là COD ( lượng chất hữu cơ khó phân hủy sinh học cao) và độ màu, do sử dụng các loại phẩm nhuộm trong quá trình sản xuất. Có rất nhiều cách để xử lý nước thải dệt nhuộm ví dụ như đông tụ, keo tụ, lọc màng hay hấp phụ bằng than hoạt tính tuy nhiên trong nhiều trường hợp các chất độc hại chỉ chuyển từ dạng ô nhiễm này sang dạng ô nhiễm khác, không được xử lý triệt để.
Về mặt nguyên lý và kỹ thuật, để xử lý nước thải dệt nhuộm, người ta có thể dùng nhiều kỹ thuật khác nhau, trong đó kỹ thuật oxy hóa tiên tiến được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước chú ý bởi nó có khả năng xử lý hoặc tiền xử lý nhiều nguồn thải chứa phẩm màu – đối tượng không hoặc khó phân hủy sinh học, khó xử lý bằng các kỹ thuật thông thường. Tuy nhiên, nhược điểm của kỹ thuật oxy hóa nằm ở vấn đề chi phí hóa chất. Một trong những hướng đi ưu tiên, gần đây được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu là phát triển một số hệ vật liệu rẻ tiền có khả năng ứng dụng làm xúc tác cho các quá trình Fenton dị thể. Theo hướng này, một số nghiên cứu đã thành công với bùn đỏ, pyrit…
Hình 1: Xưởng dệt nhuộm
Các hệ Fenton dị thể được nghiên cứu trên thế giới chủ yếu trên cơ sở các hệ oxit sắt mang trên các chất mang như đất sét, zeolite, hydrotalcite…. Tuy nhiên ảnh hưởng của phương pháp và các thông số trong quá trình tổng hợp oxit sắt đến hoạt tính xúc tác của hệ xúc tác dạng khối vẫn chưa được tiến hành nghiên cứu. Vì vậy trong nghiên cứu này, trước tiên chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các thông số trong quá trình tổng hợp đến hoạt tính xúc tác của oxit sắt dạng khối trong quá trình Fenton dị thể để xử lý chất màu Congo đỏ. Sau đó, ảnh hưởng của các thông số trong quá trình tiến hành phản ứng Fenton, như pH, hàm lượng xúc tác, lượng H2O2 sử dụng, độ bền xúc tác…
Hình 2: Quá trình Fenton
Quá trình Fenton là phương pháp oxy hóa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học đã được nghiên cứu trong trường hợp này. Phương pháp Fenton là một công cụ khử màu hiệu quả. Phương pháp Fenton cổ điển cho kết quả rất nhanh với khử màu, vừa phải với COD nhưng rất chậm với khử TOC và khử độc trong nước thải dệt nhuộm. Hiện nay người ta đã nâng cao hiệu quả của phương pháp bằng nhiều cách: H2O2/ than đá, H2O2 và xúc tác cùng với kim loại chuyển tiếp, phương pháp Fenton có vòng chelat trung gian và Cu(II)/ axit hữu cơ/H2O2. Trong suốt quá trình xử lý bằng photo-Fenton chúng ta chỉ có thể quan sát được sự biến đổi màu chứ không nhìn thấy sự phân hủy sinh học. Chúng ta có thể kết hợp giữa phương pháp oxy hóa bằng Fenton với xử lý sinh học để khử triệt để màu và COD trong nước thải công nghiệp dệt.
Phối cảnh xử lý nước thải dệt nhuộm
Phương pháp Fenton có thể xử lý axit blue 74( nhóm thuốc nhuộm indigoid), axit orange 10( hợp chất màu azo) và axit violet 19( thuốc nhuộm triarylmethane). Quá trình khử màu diễn ra trong suốt quá trình oxy hóa. Chỉ với tỉ lệ khối lượng thuốc nhuộm : H2O2 là 1:0.5 mà sự khử màu có thể lên đến 96,95 và 99 đối với axit blue 74, axit orange 10 và axit violet 19. Sự loại màu thì dễ dàng hơn so với sự khử COD.
Để được tư vấn rõ hơn xin Quý khách vui lòng liên hệ với công ty!
Có thể bạn quan tâm: Quá trình Fenton trong xử lý nước thải
tags: xử lý nước thải dệt nhuộm | xu ly nuoc thai det may | xu ly nuoc thai | xử lý nước thải dệt tại Hà Nội